Mọt đục cành cà phê và top 4 thuốc trị mọt đục cành

Mọt đục cành cà phê, được biết đến là một trong những loại sâu gây bệnh phổ biến và có hại trên cây cà phê.

1/ Đặc điểm sinh học của Mọt đục cành cà phê

Mọt đục cành cà phê (Xyleborus morstatti) có nhiều chủng loài, nhưng loại gây hại chủ yếu trên cây cà phê là loài mọt Xyleborus morstatti, còn được gọi là “Black twig borer”. Con trưởng thành của mọt này có chiều dài khoảng 2mm, con cái có cánh cứng và màu nâu hoặc đen, trong khi con đực nhỏ hơn và không có cánh. Quá trình phát triển của mọt đục cành bao gồm các giai đoạn từ trứng, ấu trùng, nhộng đến bọ trưởng thành.

Các đặc điểm của mọt đục cành cà phê:

  • Trứng có màu trắng và có chiều dài từ 0.3 đến 0.5mm.
  • Ấu trùng không có chân và có đầu màu nâu/đen, thân màu trắng sữa, chiều dài khoảng 2mm.
  • Nhộng mọt đục cành có màu trắng kem và có chiều dài gần bằng con trưởng thành.
  • Con cái sẽ di chuyển vào phần giữa của thân cây để làm tổ đẻ trứng. Mỗi tổ có khoảng 30-50 trứng. Sau khi nở, ấu trùng sẽ bám vào thành tổ, ăn thức ăn mà mọt cái mang vào.
  • Vòng đời của mọt đục cành trung bình là 30-48 ngày, trong đó, giai đoạn trứng từ 5-6 ngày, giai đoạn ấu trùng từ 12-15 ngày, nhộng từ 7-8 ngày, và giai đoạn con trưởng thành từ 16-19 ngày.

Xem thêm : Các loại sâu bệnh hại chính trên cây cà phê

2/ Triệu chứng gây hại của mọt đục cành cà phê

Triệu chứng gây hại của mọt đục cành cà phê trên cây bao gồm:
(1) Các vảy bao hình tam giác, ở các đốt của cành cà phê đen lại và một số cặp lá gần lỗ đục tiến về phía đầu cành bị rụng.
(2) Cành bị mọt đục có hiện tượng héo, chỉ còn ít lá ở phía đầu cành.
(3) Cành chết khô.

Mọt đục cành cà phê thường xuất hiện vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô ( tầm khoảng tháng 9 đến tháng 11) và chúng thường phát triển mạnh trên các vườn trồng cà phê giai đoạn kiến thiết (tức khoảng 2 đến 3 năm đầu). Khi nhộng lột xác thành con trưởng thành, nó sẽ bay qua cành khác, cây khác để tiếp tục gây hại. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng bùng phát mọt đục cành sẽ xảy ra.

Mọt đục cành làm hại đến hệ thống mạch dẫn của cây, dẫn đến phần cành bị mọt không được cung cấp nước và chất dinh dưỡng, nên sẽ gây héo rũ nhanh chóng và cuối cùng là chết khô trên cây. Nếu chẻ dọc cành, người ta sẽ thấy phần ruột bị rỗng, có trứng hoặc ấu trùng mọt bên trong. Ngoài ra, các tổn thương do mọt gây ra cũng là môi trường lý tưởng để các loại nấm tấn công và lây lan.

Có thể bạn quan tâm: Máy lọc không khí Philips Review

3/ Biện pháp phòng trừ mọt đục cành cà phê

Biện pháp canh tác:

  • Thường xuyên dọn dẹp vườn, tạo độ thông thoáng, hạn chế các loại cây là ký chủ chung của mọt.
  • Áp dụng đúng quy trình chăm sóc cà phê để cây khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn, phát hiện sớm và tiêu hủy các phần thân cành có dấu hiệu bị mọt tấn công.
  • Sử dụng các giống cà phê sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt.

Biện pháp hóa học:

  • Nên phun phòng ít nhất 1 lần/năm bằng các thuốc trừ sâu có tính thấm sâu và tính lưu dẫn mạnh.
  • Khi thấy có mọt xuất hiện nhiều, phun thành 2 đến 3 lần mỗi lần cách nhau khoảng 7 đến 10 ngày.
  • Các thuốc chứa hoạt chất Diazinon, Abamectin, Alpha-cypermethrin + Chlorpyrifos Ethyl, Abamectin + Matrine cho thấy hiệu quả tốt trong việc phòng trừ và đặc trị mọt đục cành.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu phải được thực hiện cẩn thận, tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của nhà sản xuất, để tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

4/ Top 4 thuốc trị mọt đục cành

Tungmectin 1.9EC – Phương pháp trừ mọt đục cành cà phê

Tungmectin 1.9EC là một loại thuốc trừ sâu, có tác động vị độc, tiếp xúc và nội hấp đối với các côn trùng gây hại cho cây trồng. Thuốc kích thích hoạt động của GABA, gây ngán cho côn trùng khiến chúng ngừng ăn và cuối cùng chết đi.

Cách sử dụng:

Liều lượng: Pha 0,2 – 0,3 lít thuốc vào 8 lít nước (tương đương 3 – 5 ml/bình 8 lít nước).
Phun thuốc khi thấy mọt đục cành vừa xuất hiện.
Thời gian cách ly: Không phun thuốc trong ít nhất 7 ngày trước khi thu hoạch.

Trừ mọt đục cành cà phê bằng Tungatin 3.6EC

Tungatin 3.6EC là một loại thuốc trừ mọt có nguồn gốc sinh học. Nó tác động tới sâu bệnh chủ yếu qua tiếp xúc, có tính vị độc và thấm sâu vào sâu bệnh gây hại.

Cách sử dụng:

Lượng nước phun: Pha 400 – 600 lít thuốc vào 1 hecta.
Thời gian cách ly: Không phun thuốc trong ít nhất 7 ngày trước khi thu hoạch.

Nugor super 450EC – Giải pháp trừ mọt đục cành cà phê

Nugor super 450EC là một loại thuốc trừ mọt tiếp xúc. Đây là sự kết hợp giữa hai hoạt chất thuộc nhóm lân hữu cơ và cúc tổng hợp (Cypermethrin 50 g/l + Dimethoate 400 g/l), giúp thuốc có hiệu lực diệt sâu nhanh và kéo dài.

Cách sử dụng:

Liều lượng: Pha 25-40 ml thuốc vào 16 lít nước (tương đương 0,2% dung dịch).
Phun đều lên cây trồng sau khi thấy mọt xuất hiện, đặc biệt phun khi mọt ở tuổi nhỏ.

Sử dụng Anpyral 800WG để trừ mọt đục cành cà phê

Anpyral 800WG cũng có tác động tiếp xúc và vị độc đối với mọt đục cành. Thuốc ức chế hoạt động của GBBA, làm cho côn trùng mất hứng thú với thức ăn và chết đi. Đánh giá về độc tính của thuốc cho thấy nó có mức trung bình, không gây độc cho cá nhưng có thể gây độc cho ong. Do đó, khi sử dụng thuốc ở những khu vực nuôi ong, cần chú ý đến điều này.

Cách sử dụng:

Lượng nước phun: Pha 320-500 lít thuốc vào 1 hecta.
Phun đều lên cây trồng khi tỷ lệ cành bị hại khoảng 5-6%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *