Mật rỉ đường là một nguyên liệu được sử dụng nhiều cho chế biến thực phẩm và ứng dụng trong nông nghiệp. Hơn nữa, mật rỉ đường còn là nguyên liệu rẻ tiền mà còn an toàn cho môi trường. Đây là nguồn cung cấp vi sinh trong quá trình xử lý thiếu khí tại các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp nghèo nàn dinh dưỡng. Hôm nay cùng tìm hiểu về mật rỉ đường có những công dụng như thế nào nhé!
1. Mật rỉ đường là gì?
Mật rỉ đường (rỉ đường) là loại chất lỏng có dạng đặc sánh còn lại sau khi rút đường bằng pháp cô đặc và kết tinh. Thành phần chính của rỉ mật đường chủ yếu có chứa sucrose với một ít fructoza và glucoza. Cứ khoảng 100 tấn mía cây ép ra thì có chứa từ 3 đến 4 tấn mật rỉ đường nguyên chất.
Xem thêm: 5 cách làm dịch chuối tưới cây kiểu mới đơn giản
Đặc điểm chung
Mật rỉ đường trong tiếng Anh là molasses hay còn gọi là mật, là một loại chất lỏng có dạng đặc sánh màu đen rất đẹp, có vị ngọt, khi hoa nghệ tây già sẽ có chút đắng, được cô đặc còn sót lại sau quá trình rút đường bằng các phương pháp kết tinh và cô đặc. Thành phần dinh dưỡng có trong mật rỉ đường bao gồm những thành phần chính:
Khoáng chất
Trong mật rỉ đường có chứa các khoáng chất, nếu so sánh mật rỉ đường với các nguồn thức ăn chứa giàu năng lượng khác như ngũ cốc thì lượng Canxi có trong rỉ mật được làm từ đường mía là khá cao, trong khi hàm lượng protein thấp. Trong rỉ mật được làm từ nguyên luyện mía giàu K, Mg, Na và S. Ngoài ra mật rỉ có chứa một lượng đáng kể các thành phần nguyên tố kim loại khác nhau như Zn. Cu. Fe. Mn.
Hữu cơ không đường
Trong mật rỉ có chứa thành phần hữu cơ không đường bao gồm các hợp chất chứa BN, các loại axit hữu cơ khác và các loại gluxit như tinh bột. Nói chung lượng chất hữu có dạng này của rỉ mật được làm từ củ cải đường cao hơn rỉ mật được làm nguyên liệu đường mía. Trong rỉ mật không chứa thành phần chất xơ và lipit.
Đường
Đường là thành phần chiếm nhiều nhất trong rỉ mật. Tùy vào từng nguyên liệu chiết xuất mật rỉ đường sẽ có dưỡng chất khác biệt, tuy vậy đường là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất được chia thành 2 loại là đường đơn và đường đôi, bao gồm: sucrose, glucose và fructose.
2. Những ứng dụng của mật rỉ đường
Mật rỉ đường có rất nhiều công dụng được ứng dụng vào trong cuộc sống.
- Kiểm soát hàm lượng Amoniac và pH trong ao nuôi tôm.
- Xử lý các chất thải từ công nghiệp nhờ có chứa hàm lượng nguyên tố vitamin và khoáng chất, giúp các vi sinh vật duy trì sự sống trong môi trường chất thải.
- Dùng làm phân bón sinh học. Trong mật rỉ đường có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đây là nguồn thức ăn phù hợp cho các loại vi sinh vật phát triển và rút ngắn được thời gian ủ phân, tận dụng nguồn phế phẩm hữu cơ vào sinh học tạo ra phân bón nuôi trồng.
- Là nguyên liệu cho ngành thực phẩm sản xuất ra: bột ngọt, sản xuất các loại bia có màu tối, lên men rượu và hàm lượng thuốc lá,…
- Trong ngành khoa học thì rỉ mật được tẩy trắng bằng magie clorua dùng để làm chất chống tạo băng. Đây đồng thời cũng là nguyên liệu quan trọng trong ngành sản xuất cồn Etylic.
- Ứng dụng vào trong ngành công nghiệp xây dựng.
- Sử dụng mật rỉ đường để tạo hương có thuốc lá.
- Mật rỉ dùng để tạo sản phẩm như axit min, axit xitric và nấm men.
- Dùng rỉ mật trộn keo dùng trong in ấn.
Có thể bạn quan tâm: Review nồi chiên không dầu Philips
3. Cách làm mật rỉ đường
Để làm ra sản phẩm mật rỉ đường thì nguồn nguyên liệu raats là quan trọng. Nguyên liệu để sản xuất ra mật rỉ đường thường là các loại như củ cải đường, nho, cây mía, lựu, chà là,…Tùy vào điều kiện khí hậu, đặc điểm canh tác, đất thổ nhưỡng tại Việt Nam nên mía là lựa chọn tốt nhất. Trên thế giới, có khoảng 75% tổng lượng mật rỉ đường có nguồn gốc từ cây mía và gần 25% thuộc về củ cải đường. Cứ 100 tấn mía sẽ chế biến ra được 3 đến 4 tấn rỉ mật. Tương đương với phụ phẩm gần ⅓ sản lượng đường được sản xuất.
Đến kỳ thu hoạch, các vườn mía sẽ cắt bỏ phần lá và giữ lại phần thân, chuyển đến nhà máy mật rỉ đường. Tại đây, mía sẽ được làm sạch rồi đem cắt nhỏ hoặc nghiền và ép lấy nước. Nước mía tiếp theo sẽ đem đi đun sôi cho đến khi có dạng cô đặc, tạo thành dạng tinh thể của đường và tách ra lấy thành phẩm là đường. Phần mật mía còn lại đem đi cô đặc lại khoảng 3 lần. Khi đó, gần như tinh thể đường đã được lấy ra hết. Sản phẩm thu lại cuối cùng chính là phần mật rỉ đường.
4. Cách sử dụng mật rỉ đường
Sử dụng mật rỉ đường kiểm tra nồng độ pH trong ao nuôi tôm
Theo cac nghiên cứu chỉ ra, trong công nghiệp nuôi tôm thâm canh lâu năm và hạn chế thay nước là xu hướng hạn chế là xu hướng hạn chế dịch bệnh. Rỉ đường có công dụng giúp kiểm soát nồng độ pH trong ao do nguồn carbon dồi dào. Hơn nữa, rỉ mật còn kiểm soát khí độc có trong ao như NH3/NH2, H2S, N02 và lượng nitơ vô cơ giúp xử lý ao nuôi.
Mật rỉ đường dễ hòa tan với nước nên thường thì ta chỉ cần pha loãng sau đó tạt vào ao tôm, liệu lường cần khoảng 30kg cho 1ha tôm.Ao nuôi lâu năm ta bổ sung rỉ đường thường xuyên 2-3 ngày một lần đo lượng tảo trong hồ làm cho lượng CO2 không cân bằng, việc sử dụng mật rỉ đường giúp cho quá trình nuôi tôm thành công và giảm các dịch bệnh giúp cho tôm tăng sức đề kháng và sinh trưởng tốt.
Cách sử dụng mật rỉ đường trong chăn nuôi gia súc và bò sữa
Mật rỉ đường khi kết hợp với thức ăn hô, tinh bột sẽ làm tăng lượng dinh dưỡng có trăng thức ăn của động vật, gia súc giúp chúng ăn ngon miệng và giảm chi phí phí thức ăn. Rất nhiều nơi nuôi bò sữa sử dụng phương pháp mật rỉ natf vào phần ăn hàng ngày của gia súc từ 1 đến 2kg rỉ đường. Bạn có thể trộn thức ăn tinh bột, cám gạo, rơm, bắp ngô, mì,…Ngoài ra có thể hòa tan với nước cho động vật.
Ủ phân vi sinh học cho canh tác trồng trọt
Vì quá làm dụng phân bón hóa học vào trong công nghiệp đã làm cho nguồn phí nhiêu dinh dưỡng của đất bị suy giảm. Trong khi hầu hết nông thôn nước ta có lượng phân chuồng, rơm rạ nhiều việc ủ phân vi sinh hữu cơ là lựa chọn đúng đắn và đem lại năng xuất cao.Lợi ích của việc ủ phân bằng rỉ mật đường:
- Giảm chi phí mua thức ăn trong chăn nuôi và giảm chi phí phân bón cho trồng trọt.
- Ngăn chặn các mầm bệnh có trong phân chuồng và giảm được sự nảy mầm hạt có nằm trong phân.
- Rút ngắn thời gian ủ phân và nâng cao năng suất và chất lượng của cây trồng.
- Tăng độ màu mỡ phì nhiêu cho đất, cải tạo đất đai tươi xốp.
- Mật rỉ đường là nguồn nguyên liệu hạn chế ô nhiễm, chất thải hóa học ra bên ngoài môi trường.
Hy vọng những thông tin chia sẻ có hữu ích giúp bạn có thêm hiểu biết về mật rỉ đường và công dụng của mật rỉ đường trong cuộc sống.