Để hiểu rõ hơn về Con Bọ Trĩ Và 3 Thuốc Đặc Trị Bọ Trĩ Phá Hoại Tốt Nhất, mời quý bà con xem qua bài viết sau.
Bọ trĩ là côn trùng gây hại rất nhiều cho cây trồng. Với kích thước nhỏ bé, rất khó phát hiện ra bọ trĩ. Để tiêu diệt chúng, bà con cần sử dụng các loại thuốc đặc trị hoặc những phương pháp điều trị sinh học. Với khả năng sinh sôi nhanh và lớn nhanh, bọ trĩ luôn là kẻ thù với mọi cây trồng. Khi tấn công, bọ trĩ sẽ hút phần nhựa cây khiến cho cây trồng mất sức, phát triển kém và quả không đẹp.
1. Tìm hiểu về con bọ trĩ
Bọ trị thuộc nhóm côn trùng có kích thước nhỏ. Trung bình mỗi con trưởng thành chỉ dài khoảng 1 – 2mm. Rất khó để phát hiện bọ trĩ bằng mắt thường. Bạn chỉ có thể biết bọ trĩ tấn công khi nhìn vào hậu quả mà chúng gây ra cho cây trồng của mình. Với vòng đời sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 15 ngày. Bọ trĩ gây ra nỗi ám ảnh với mọi nhà nông.
Vòng đời của bọ trĩ
Bọ trĩ phát triển theo 5 giai đoạn chính: trứng -> Ấu trùng -> tiền nhộng -> nhộng -> trưởng thành. Giai đoạn 1: Bọ trĩ sẽ đẻ trứng nhỏ li ti vào những phiến lá. Trứng có màu trắng đục. Giai đoạn 2: Trứng nở thành ấu trùng (kéo dài từ 3 – 4 ngày). Giai đoạn 3: Ấu trùng -> nhộng (10 ngày). Giai đoạn 4: Trưởng thành ( có thể sống đến 3 tuần). Đặc tính sinh sống: Bọ Trĩ hoạt động nguyên ngày, nếu có động tĩnh, chúng sẽ giả chết rơi xuống đất hoặc trốn sang các phiến lá khác.
Bọ trĩ không ưa ánh sáng nên chúng thường ẩn nấp trong các chóp lá hoặc cuống lá. Chúng thường bò ra ngoài vào lúc trời râm mát. Tỷ lệ giới tính bọ trĩ có sự chênh lệch lớn. Chỉ có khoảng 5% là cá thể đực, còn lại là con cái. Bọ trĩ cũng rất sợ trời mưa lớn và mưa dầm kéo dài. Chúng phá hoại mạnh nhất vào thời điểm khô hanh, thiếu nước.
Thức ăn chủ yếu mà bọ trĩ ưa thích chính là nhựa non từ lá, chồi, hoa. Dấu hiệu nhận biết bọ trĩ tấn công chính là lá non bị teo xoăn lại, cây kém phát triển. Chồi non bị cháy đen kèm với nụ hoa bị biến dạng, teo tóp. Phần lá khi bị bọ trĩ hút sẽ xuất hiện nhiều đốm loang lỗ màu nâu. Lá nhanh rụng khiến cho cây kiệt sức vì không thể quang hợp.
Xem thêm: Các loại sâu bệnh trên cây hoa hồng
2. Bọ trĩ gây hại cho cây trồng nào?
Bọ trĩ tấn công nhiều loại cây trồng, đặc biệt là những cây hoa và rau màu như:
- Bọ trĩ gây hại hoa hồng
- Bọ trĩ gây hai hoa mai
- Bọ trĩ gây hại lúa
- Bọ trĩ gây hại cho ớt, dưa hấu,…
3. Thuốc đặc trị bọ trĩ tận gốc
Trên thị trường có nhiều loại thuốc đặc trị tận gốc bọ trĩ. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn đúng loại thuốc trừ sâu mà không ảnh hưởng đến hoa màu. Sau đây là một số loại thuốc tiêu diệt bọ trĩ.
Thuốc trừ sâu sinh học NeemNim 100ml
Dầu Neem trị bọ trĩ rất hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều công ty hóa chất đã ứng dụng cây Neem để tạo ra thuốc trừ sâu. Một trong số đó là thuốc trừ sâu sinh học NeemNim 100ml. Loại thuốc trừ sâu sinh học này không gây ngộ độc cho cây mà có thể loại trừ bọ trĩ và nhiều loại côn trùng phá hoại khác như bọ cánh cam, sâu xanh, ruồi đục lá, rệp sáp,…
Cách sử dụng: Dùng một lượng nhỏ pha với nước rồi phun đều lên cây. Lượng phun sẽ dựa vào đặc tính của cây trồng và khả năng sinh trưởng. Nên phun vào giai đoạn cây vừa phát triển và tái phun lại sau 7 ngày.
Lưu ý: Không phun thuốc khi cây đang ra hoa vì có thể tiêu diệt những loại côn trùng có ích. Khiến cho cây không thể thụ phấn.
Thuốc trừ sâu sinh học Radiant
Radiant cũng là loại thuốc trừ sâu sinh học có thể tiêu diệt bọ trĩ tận gốc. Ưu điểm của loại thuốc này là có nguồn gốc từ thiên nhiên nên an toàn với cây trồng. Sử dụng thuốc trừ sâu Radiant sẽ giúp tiêu diệt và phòng trừ bọ trĩ phá hoại. Ngoài ra, loại thuốc này cũng phòng trừ các loại sâu bệnh khác. Thành phần của thuốc gồm: dung môi, phụ gia và Spinetoram 60g/L.
Cách sử dụng: Pha với tỷ lệ 2ml thuốc trừ sâu trong 2 lít nước rồi cho vào bình xịt. Phun đều lên lá 2 tuần/lần để phòng ngừa sâu bệnh. Nếu bị bọ trĩ tấn công nhiều, có thể tăng tuần suất lên 1 tuần/lần xịt.
Thuốc trừ sâu Confidor
Một loại thuốc diệt bọ trĩ khá thông dụng khác là Confidor. Đây là loại thuốc trừ sâu dạng lỏng đặc trị các loại côn trùng phá hoại. Loại thuốc này có nồng độ cao nên tiêu diệt bọ trĩ và các loại côn trùng khá hiệu quả và khiến chúng lâu tái tạo bầy đàn. Thành phần chính của thuốc gồm Imidacloprid 100g/L và phụ gia 900g/L.
Cách sử dụng: Pha tỷ lệ 1ml/1 lít nước rồi cho vào bình xịt. Nếu bị bọ trĩ tấn công, hãy phun 1 tuần/lần đều lên lá. Còn nếu phòng trừ bọ trĩ thì phun khoảng 2 tuần/lần.
Có thể bạn quan tâm: Review điều hòa Panasonic có tốt không?
4. Bọ trĩ kháng thuốc phải làm sao?
Nhiều nhà vườn lạm dụng sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ các loại sâu bệnh, trong đó có bọ Trĩ. Tuy nhiên, cách làm này đôi khi không hiệu quả đối với loại bọ phá hoại này. Thuốc trừ sâu hóa học có công dụng mạnh, tuy nhiên sau 1 thời gian phun sẽ tăng khả năng thích nghi cho côn trùng. Chúng sẽ tái tạo quần thể và bắt đầu kháng lại thuốc hóa học. Một khuyết điểm nữa của thuốc hóa học chính là tiêu diệt luôn cả thiên địch của bọ trĩ. Điều này khiến cho lần sinh sôi sau, bọ trĩ sẽ phát triển mạnh hơn trước.
Vậy bọ trĩ kháng thuốc phải làm sao? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều nhà vườn đau đầu tìm lời giải. Nếu như sử dụng thuốc trừ sâu mà bọ trĩ có thể kháng được, bạn nên chọn một loại thuốc khác có liều lượng mạnh hơn hoặc có chất khác. Ngoài ra bà con cũng có thể sử dụng các phương pháp sinh học và tự nhiên để tiêu diệt bọ trĩ.
5. Cách diệt bọ trĩ bằng phương pháp khác
Diệt bọ trĩ bằng phương pháp sinh học: thiên địch
Mỗi loại côn trùng đều có thiên địch của mình, bọ trĩ cũng vậy. Những loài là thiên địch đối với bọ trĩ chính là ong ký sinh Ceranisus SP và bọ rùa.
Lưu ý: khi sử dụng biện pháp thiên địch, bà con không nên sử dụng một loại thuốc trừ sâu nào. Điều này sẽ khiến loài thiên địch sẽ bị tiêu diệt chung với bọ trĩ.
Diệt bọ trĩ bằng nước rửa chén
Rất nhiều bà con đã thực hiện việc dùng nước rửa chén để diệt bọ trĩ. Cách làm này cũng khá hiệu quả tuy nhiên lại khá tốn kém mà lại gây ô nhiễm môi trường. Nước rửa chén có chứa nhiều chất hóa học có thể khiến cho cây trồng bị ngộ độc, kém phát triển. Vì vậy bạn cần cân nhắc thật kỹ khi dùng nước rửa chén để diệt bọ trĩ.
Diệt bọ trĩ bằng phương pháp canh tác
Bạn có thể dùng phương pháp canh tác để diệt bọ trĩ như che phủ kín vườn hoa, vườn rau. Thông thường, người ta sẽ làm nhà kính để ngăn chặn các loại sâu bệnh vào đẻ trứng. Ngoài ra, tưới nhiều nước lên lá cũng có thể rửa trôi trứng bọ trĩ. Cách làm này cũng giúp cây sinh trưởng tốt hơn và kháng lại sâu bệnh phá hoại.
Diệt bọ trĩ bằng phương pháp vật lý
Một số nhà nông còn sử dụng bẫy dính với tấm bạt màu xanh da trời hoặc màu vàng để tiêu diệt bọ trĩ. Với đặc tính ưa 2 loại màu trên, bọ trĩ sẽ bị thu hút đến những chiếc bẫy và bị diệt trừ. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bọ trĩ gây hại và những biện pháp phòng trừ. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bà con tiêu diệt được bọ trĩ và bảo vệ mùa màng.