Bọ Rùa Là Gì? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nuôi

Dưới đây là bài viết về Bọ Rùa Là Gì? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nuôi.

Vì sao loài bọ rùa được nhiều nông dân yêu quý tìm cách phát triển, đôi khi cũng tìm cách xua đuổi chúng? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loài bọ rùa trong bài viết này nhé.

Tìm hiểu về bọ rùa

Bọ rùa và đặc điểm của chúng

Bọ rùa là loài côn trùng cánh cứng còn có các tên gọi như bọ cánh cam, bọ hoàng hậu. Sở dĩ được gọi là bọ cánh cam vì chúng có đầu màu đen, cánh thường có màu cam (các màu sắc khác của bọ rùa như cánh xanh, cánh đỏ, cánh vàng) với các chấm đen trên đó.

Bọ rùa là tên gọi chung của các loài côn trùng có hình dáng thân ngắn hình bầu dục, gồm 6 chân, có cánh mái vòm màu cam đậm nhạt khác nhau tùy loài và nhiều chấm đen trên cánh. Tùy loại bọ rùa mà số lượng trên chấm đen trên cánh chúng sẽ khác nhau, có loại chỉ 7 chấm và có loại lên đến 28 chấm đen trên cánh. Mọi người cũng thường dùng cách đếm chấm đen trên cánh bọ rùa để phân biệt chúng.

Bọ rùa là loài côn trùng cánh cứng còn có các tên gọi như bọ cánh cam, bọ hoàng hậu
Bọ rùa là loài côn trùng cánh cứng còn có các tên gọi như bọ cánh cam, bọ hoàng hậu

Xem thêm: Bọ Chét Là Gì? Cách Phòng Ngừa Và Diệt Trừ

Hiện nay trên thế giới, có khoảng hơn 5000 loại bọ rùa khác nhau sinh sống, người ta dựa vào hình thái cơ thể, màu sắc và số chấm đen trên cánh bọ rùa để phân biệt chúng, từ đó có nhiều biện pháp khai thác tiềm năng thiên địch và bảo vệ chúng.

Ở Việt Nam, đến năm 1984, người ta đã phát hiện được gần 250 loài bọ rùa, trong đó có gần 190 loài ăn thịt (đây là loài có tiềm năng sử dụng trong bảo vệ cây trồng) và cũng có hơn 60 loài bọ rùa ăn thực vật (những loài này thường gây hại đến cây trồng).Bọ rùa có kích thước khá nhỏ, thường chỉ dài từ 0,1 – 1cm. Bọ đực có kích thước trung bình nhỏ hơn bọ cái.

Tập tính sống và sinh sản của bọ rùa

Bọ rùa phát triển và hoạt động mạnh mẽ nhất vào mùa xuân và mùa thu. Đến mùa đông chúng thường có kì trú đông, tìm nói ấm áp và an toàn để tránh rét như dưới tảng đá, gốc cây hoặc có thể là trong nhà. Sau kỳ ngủ đông, đến mùa xuân cũng là lúc các loài rập, nhện đỏ hoạt động mạnh mẽ trong vườn cây, đây sẽ là thời điểm cho các loài bọ rùa có lợi tìm kiếm thức ăn dồi dào cũng như giúp đỡ người dân diệt rệp gây hại.

Mùa thu sang sẽ là lúc bọ rùa sinh sản mạnh mẽ nhất. Bọ rùa thường đẻ trứng ở phía sau lá cây. Trứng bọ rùa có màu vàng hình bầu dục hoặc tròn, độ dài trứng khoảng 1 đến 1,5mm và chúng có chất kết dính để bám chặt vào lá cây. Mỗi lần sinh sản, bọ rùa cái có thể đẻ từ 10-20 trứng và xuyên suốt vòng đời chúng có thể sinh sản vài nghìn trứng.

Trứng bọ rùa phát triển khoảng từ 4 đến 10 ngày và sau đó chúng dành khoảng 3 tuần để kiếm ăn. Những con bọ rùa phát triển trước có thể ăn cả trứng bọ rùa chưa nở. Khi được ăn đầy đủ, chúng dần trở thành nhộng và trưởng thành sau từ 7 đến 10 ngày.

Tuổi thọ của các loài bọ rùa khoảng 1 năm.Bọ rùa có nguồn gốc chính từ khu vực châu Âu, đây cũng là nơi sinh sống của phần lớn bọ rùa trên thế giới. Chúng ưa sống tại các khu vực có thời tiết ôn đới, khí hậu hài hòa, không quá nóng và cũng không quá lạnh. Phần lớn các loài bọ rùa có lợi được vận chuyển đi khắp thế giới để phát triển, sản sinh để trở thành kẻ thù số 1 của các loài rệp, nhện gây hại mùa màng.

Có thể bạn quan tâm: 7 lý do nên mua đông hồ Apple Watch

Bọ rùa ăn gì?

Dựa trên thức ăn, bọ rùa được chia thành 2 loại chính là bọ rùa ăn động vật và bọ rùa ăn “chay” (bọ rùa ăn thực vật). 

a. Bọ rùa có lợi:

Chúng có khả năng tiêu diệt các loài côn trùng gây hại trong vườn cây vô cùng hiệu quả. Đây là các loài bọ rùa có khả năng ăn thịt, tức chúng ăn các loài sâu bọ ký sinh trên cây cối như rệp vừng, rệp sáp, nhện đỏ,… (những loài côn trùng này là nguyên nhân phá hoại mùa màng). Trung bình, 1 con bọ rùa trưởng thành có thể ăn đến hơn 100 con rệp và chúng ăn hàng ngàn con rệp trong đời, đây là cơn ác mộng của nhện đỏ, rệp tại các khu canh tác trồng trọt của người dân.

Khả năng thiên địch cực kì có lợi này của bọ rùa giúp người dân hạn chế được các loại hóa chất diệt rệp, nhện đỏ ảnh hưởng xấu đến cây trồng rất hiệu quả. Đây là vũ khí lợi hại của nhà vườn khi canh tác trồng trọt. Đặc điểm của loại bọ rùa có lợi là ấu trùng của chúng có hình tròn, màu sắc cánh đậm và sặc sỡ, có nhiều chấm đen trên cánh.

b. Bọ rùa có hại:

Ngoài bọ rùa giúp ích cho nông nghiệp, chúng ta cũng phải cảnh giác một số loại bọ rùa ăn thực vật, chúng sẽ phá hoại mùa màng. Chúng thường ăn lá cây để sinh sống, chỉ chừa lại phần gân lá của các loại cây trồng như bầu, bí, ngô, khoai, lúa, sắn,…

Chúng cũng ăn cả ngọn cây của các loại như sầu riêng, dưa chuột, cà chua và nhiều loại cây ăn quả khác. Đặc điểm chung của loài bọ rùa có hại là cánh có màu nhạt, không sặc sỡ và cánh chúng có phần hơi giáp hơn.

Dựa vào các đặc tính ăn động vật hoặc thực vật, mọi người tìm cách phát triển các loài bọ rùa có lợi để phát triển mùa màng tự nhiên không cần dùng đến hóa chất và tìm cách xua đuổi, tiêu diệt các loài bọ rùa ăn thực vật để chúng không phá hoạt mùa màng.

Các loại bọ rùa

Ngoài bọ rùa cánh cam phổ biến, còn có các loại bọ rùa với thân hình và màu sắc lạ mắt như bọ rùa xanh hoặc bọ rùa vàng.

  • Bọ rùa vàng

Bọ rùa vàng là loài có tên khoa học Charidotella sexpunctata. Chúng có thân và bộ cánh màu vàng cam sặc sỡ cùng khả năng thay đổi biến hóa màu sắc trên thân rất thú vị bằng cách thay đổi hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể.Tùy vào môi trường mà bọ rùa sẽ sẽ sử dụng “siêu năng lực” của chúng để biến đổi màu vàng của thân sang màu đỏ với các chấm đen nhỏ. Loài bọ rùa vàng này có kích thước khá nhỏ chỉ khoảng 5 đến 7mm, hình tròn và được tìm thấy nhờ màu sắc sặc sỡ của chúng.

  • Bọ rùa xanh

Đây là màu sắc khá hiếm gặp ở bọ rùa, với màu xanh lá tựa như lá cây, viền cánh 2 bên có màu đen. Những loài bọ rùa xanh này có khả năng tàng hình giữa thảm thực vật nhờ vào màu sắc xanh của chúng. Một vài loài bọ rùa ngụy trang để ngủ đông cũng có loài ngụy trang giữa thảm thực vật để ăn lá cây và phát triển.

Những công dụng của bọ rùa

Trên thế giới và cả Việt Nam, bọ rùa ăn động vật được tận dụng và tìm cách phát triển rộng rãi để giúp người làm nông nghiệp nhờ khả năng thiên địch trời phú của chúng.Bọ rùa ăn động vật là người bạn thân thiết của nhà nông, rất nhiều chủ vườn tìm cách nuôi bọ rùa song song việc trồng cây của mình để đến mùa xuân và thu chúng sẽ giúp họ tiêu diệt các loại rập, nhện đỏ gây hại cho mùa màng. Mỗi con bọ rùa có thể diệt hàng nghìn con rệp trong suốt vòng đời của chúng.

Bọ rùa có lợi giúp ích cho nông nghiệp và hạn chế hóa chất gây hại cho cây cối, nhất là hóa chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe con người. Giữa muôn vàn các biện pháp sử dụng hóa chất để trồng cây thì bọ rùa là biện pháp tự nhiên hữu ích, an toàn nhất hiện nay. Rệp và nhện đỏ không thể gây hại mùa màng của bạn nữa nếu bạn hiểu và biết cách phát triển những loài bọ rùa có lợi. Hệ sinh thái nhà vườn trở nên tự nhiên hơn bao giờ hết, không cần sử dụng đến hóa chất gây hại môi trường.

Cách nuôi bọ rùa

Bọ rùa là loài côn trùng nhỏ nhắn, rất dễ thương và lành tính nên việc nuôi bọ rùa khá dễ dàng cũng như không đòi hỏi quá nhiều không gian. Chỉ cần bạn hiểu tập tính sống và sinh sản của bọ rùa cũng như tạo cho chúng không gian thoải mái để phát triển và kiếm ăn. Gợi ý cho bạn các cách tìm bọ rùa và nuôi bọ rùa có lợi cực dễ dàng dưới đây nhé!

Tìm bọ rùa

Bọ rùa cực kỳ yêu thích những nơi có thảm thực vật xanh và khí hậu ẩm ấm. Chúng thường sống và phát triển ở những nơi có nhiều cỏ, cây xanh và nơi trồng trọt nhiều loài cây. Thời gian thích hợp để tìm kiếm bọ rùa về nuôi là vào mùa xuân và thu, lúc này thời tiết rất dễ chịu cho bọ rùa phát triển.

Với những loài côn trùng nhỏ bé rất dễ tổn thương, bạn nên bắt nhẹ nhàng bằng tay và không bóp quá chặt chúng. Để bắt được nhiều bọ rùa cùng lúc bạn cũng có thể dùng vợt có vải mỏng mềm.

Bạn cũng có thể để bọ rùa tự tìm đến nhờ tạo máng ăn từ ống tre hoặc ống nhựa. Sử dụng một vài quả nho khô sẽ kích thích những bạn bọ rùa dễ thương tìm đến.

Tự chế một chiếc hộp cùng đèn tia cực tím đặt ở 1 góc yên tĩnh cũng có thể kêu gọi bọ rùa đến làm tổ tương tự như tìm các loài côn trùng khác.

Nuôi bọ rùa

Những ngày đầu tiên bạn nên thiết kế cho bọ rùa 1 chiếc hộp kín thể tích khoảng 1m3 để trú ẩn. Bạn nên dùng hộp nhựa đừng nên dùng chất liệu thủy tinh nhé, thủy tinh có đặc tính giữ nhiệt rất dễ nóng lên và làm chết bọ rùa của bạn.

Đặt vào hộp một vài cành cây, cỏ hoặc đá để chúng có nơi ẩn nấp cũng như hoạt động thoải mái hơn.

Thức ăn cho bọ rùa khá đơn giản, bạn có thể cho chúng ăn nho khô, rau diếp hoặc mật ong mỗi ngày 2 lần. Và món ăn khoái khẩu nhất của bọ rùa là rệp, bạn có thể tìm thấy rệp vừng cho bọ rùa ở mặt dưới của lá cây và các cành cây của các loài thực vật có hoa. Rệp vừng nhỏ li ti, màu sắc trắng – vàng – đỏ – nâu hoặc đen và khá trong.

Nhớ đừng quên cho bọ rùa uống nước cách vài ngày một lần bằng cách cho miếng bọt biển hoặc khăn giấy nhúng vào nước và vắt bớt cho ráo nước. Hoặc bạn có thể sử dụng bình xịt nước rồi xịt lên lá cây lớp sương mỏng nhẹ đủ để bọ rùa “giải khát”.

Bước cuối cùng để bọ rùa có môi trường sống thoải mái nhất cũng như phát triển khả năng thiên địch của mình là thả bọ rùa vào thiên nhiên, nơi vườn cây nhà bạn. Nhốt bọ rùa lâu sẽ khiến chúng thụ động và mất khả năng tìm mồi linh hoạt.

Bạn bên thả bọ rùa vào cuối mùa xuân đến mùa hè để bọ rùa có thời gian hoạt động cũng như tìm mồi đủ cho chúng nghỉ ngơi vào mùa đông. Từ đây bọ rùa có thể sinh sản và phát triển mạnh mẽ trong hệ sinh thái vườn cây nhà bạn.