Bọ Rầy Là Gì? Đặc Điểm, Tác Hại Và 3 Cách Diệt Trừ

Bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn về Bọ Rầy Là Gì? Đặc Điểm, Tác Hại Và 3 Cách Diệt Trừ

Bạn có biết trong muôn vàn loài động vật trên hành tinh này, côn trùng là loài chiếm  số lượng lớn nhất? Trong số này, phần lớn các loài côn trùng đều gây hại cho người, vật nuôi, hoa màu và chỉ một số ít loài có ích cho con người. Tại Việt Nam, các loài côn trùng cũng rất đa dạng và phong phú. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu tới mọi người loài bọ rầy – một trong những loài côn trùng phổ biến tại nước ta. 

Tìm hiểu về con bọ rầy

Bọ rầy là một loại côn trùng có cánh cứng và thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và kéo dài trong khoảng một tháng sau đó. Vậy, bọ rầy có đặc điểm gì đặc biệt không?

Đặc điểm chung

Bọ rầy là loài côn trùng khá đặc biệt bởi lẻ vòng đời bọ rầy chia thành hai giai đoạn: ấu trùng bọ rầy hay còn được dân địa phương gọi là sùng đất và bọ trưởng thành.

Bọ rầy là một loại côn trùng có cánh cứng và thường xuất hiện vào đầu mùa mưa
Bọ rầy là một loại côn trùng có cánh cứng và thường xuất hiện vào đầu mùa mưa

Xem Thêm: Bọ Nhảy Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Cách Diệt Trừ

Bọ rầy khi còn là ấu trùng

Khi sinh sản, một con bọ rầy cái thường sẽ dùng chân, đào bới khu vực gần gốc rễ cây rồi đẻ khoảng từ 15 đến 17 trứng vào đó và bay đi nơi khác. Các địa điểm được chọn thường là bãi bồi ven sông hoặc các vùng đất cát, lá mục hay dọc theo sườn đồi. Trứng bọ rầy có dạng hình tròn với kích thước ước chừng 2 – 3mm. Trứng nằm sâu dưới đất và nở sau đó khoảng 10  đến 15 ngày.

Ấu trùng nở ra có kích thước trung bình to khoảng bằng ngón tay út và có các màu sắc như trắng xanh, trắng ngà hoặc màu vàng. Cơ thể ấu trùng bọ rầy có 3 cặp chân. Nhìn chung, ấu trùng sùng đất giống kiến vương tới 99%. Để ấu trùng bọ rầy hóa nhộng phải mất tới gần 1 năm (270 – 300 ngày). Đây là thời gian “nằm vùng” có thể nói là kỷ lục trong số những loài bọ cánh cứng tại Việt Nam.

Bọ rầy khi trưởng thành

Bọ rầy trưởng thành (sau khi phá kén hóa nhộng) có hình dạng giống bọ hung, tuy nhiên bọ rầy to cỡ ngón tay cái của người lớn. Về màu sắc, bọ rầy có màu giống con gián nhưng phần thân ngắn hơn. Bọ rầy có cánh, đầu và bộ chân khá cứng và phần thân mềm và tròn.Có lẽ vì cả vòng đời của bọ rầy đã nằm ở dưới đất nên tuổi thọ của bọ rầy trưởng thành thường rất ngắn, chỉ  đến một tháng. Thỉnh thoảng, có một số con sống được thêm 1, 2 tháng.

Con bọ rầy ăn gì?

Thức ăn yêu thích của bọ rầy khi còn dưới dạng ấu trùng (sùng đất) là rễ cây vì môi trường sống của chúng nằm hoàn toàn dưới đất, khi trứng nở thành ấu trùng, chúng sẽ gặm hư hết rễ cây. Vì vậy, nếu không phát hiện, cây trồng sẽ dễ bị thối rễ chết.Bọ rầy trưởng thành thường ăn lá cây các loại, đặc biệt là cây hoa quả, lương thực… nên khiến nhiều nông dân không khỏi đau đầu.

Có thể bạn quan tâm: Tại sao iPhone bị sập nguồn khi vẫn còn pin? Khắc phục ngay

Bọ rầy có lợi hay có hại?

Giống như nhiều loại côn trùng khác, bọ rầy thường bị người nông dân tìm cách diệt vì chúng ăn lá cây, rễ cây, cắn đọt non… phá hoại cây cối, mùa màng nên có thể nói rằng bọ rầy có hại trong nông nghiệp.Tuy nhiên, đối với nhiều người, bọ rầy là một món ăn tuyệt hảo. Nếu có dịp tới huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, bạn sẽ được người dân giới thiệu món bọ rầy bảy núi. Đây là món đặc sản cực kì nổi tiếng tại An Giang nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung.

Bọ rầy chiên giòn là món ăn dân dã nhưng lại ngon khó quên. Món này ăn kèm với rau sống, cà chua, xà lách chấm với tương ớt, muối ớt và chanh là ngon tuyệt vời. Hơn nữa với sự nổi tiếng của món ăn này, không ít người dân làm nghề bắt bọ rầy để chế biến món ăn và bán kiếm được lợi nhuận đáng kể.

Bọ rầy sống ở đâu?

Như đã đề cập ở trên, con sùng đất ( bọ rầy lúc còn là ấu trùng) luôn sống ở dưới đất và bọ rầy trưởng thành thường sống trên lá các loài cây ăn quả như: cây xoài, mít… hoặc cây điều và chúng ăn lá của các loài cây này.Loài côn trùng này tập trung nhiều ở các tỉnh miền Tây, đặc biệt là các xã An Nông, An Phú, An Cư và thị trấn Tịnh Biên tại An Giang.

Phân loại bọ rầy

Bọ rầy có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là 4 loại: bọ rầy xanh, bọ rầy dưa, bọ rầy trắng, bọ rầy lúa

Bọ rầy xanh

Bọ rầy xanh được tìm thấy ở nơi có khí hậu ấm và khô. Bọ có chiều dài khoảng 3mm và có màu xanh lục, vàng xanh hoặc nâu. Sau giai đoạn nhộng, con trưởng thành phát triển cánh đầy đủ, bọ rầy xanh sinh sản rất nhanh, chúng bám vào lá và hút nhựa cây, để lại những vết cắn tròn trên lá. Đời sống của bọ rầy lá kéo dài khoảng 30 ngày tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu.

Bọ rầy dưa

Bọ rầy dưa hay còn gọi là bọ dưa có màu vàng cam óng ánh, phát triển gây hại nhiều vào mùa khô. Chúng phá hoại vào sáng sớm và chiều mát khi có nắng đầy đủ trong ngày và ẩn náu dưới tán lá hoặc trong đất. Trứng nằm rải rác trên mặt đất xung quanh gốc dưa.

Khi dưa có 4-5 lá, bọ trưởng thành có thể gây hại dữ dội, mật độ bọ dưa cao có thể làm trụi hết lá, cây sinh trưởng kém hoặc chết. Khi cây dưa lớn, bọ rầy dưa không phá hoại nữa. Tuy nhiên, ấu trùng sống trong đất ăn rễ cây và cắn phá gốc cây ngay cả khi cây đã lớn khiến cây sinh trưởng kém, có thể làm cây bị héo và chết.

Bọ rầy trắng

Sở dĩ gọi là bọ rầy trắng vì loại bọ này phủ một lớp màu trắng, bọ rầy trắng gây hại ở hầu hết các loại cây trồng như cây lương thực, cây ăn trái, các loại hoa … Trong đó, một số loại cây thường bị loài bọ rầy này tấn công là: cây ổi, sầu riêng, cà chua, mãng cầu…Bọ rầy trưởng thành bám ở bề mặt dưới và trên của lá để hút nhựa lá, làm lá bị suy dinh dưỡng, héo úa, biến dạng như xoắn lá. 

Bọ rầy lúa

Bọ rầy lúa có môi trường sống chủ yếu trên các đồng ruộng và lá lúa là thức ăn ưa thích của chúng. Rầy nâu có vòng đời dao động từ 28 – 30 ngày tùy theo điều kiện môi trường. Chúng là loài bọ thích sống quần tụ. Cả con non và trưởng thành xuất hiện gần gốc lúa, ăn lá lúa và đôi khi chích hút thân lúa.

Cách diệt bọ rầy

Bọ rầy được xếp vào các loại côn trùng gây hại cho nông nghiệp và thực tế cũng chứng minh rằng loại bọ này chuyên ăn rễ, lá làm phá hoại đáng kể các loại loại cây trồng. Vì vậy những người nông dân luôn tìm cách diệt bọ rầy để bảo vệ cây trồng. Cùng điểm qua một số cách diệt bọ rầy phổ biến nhé!

Bắt trực tiếp bọ rầy

Đây là một phương pháp khá đơn giản nhưng cũng khá tốn thời gian đòi hỏi sự nhẫn nại của bạn. Theo kinh nghiệm của những người dân có thâm niên nhiều năm trong việc đánh bắt bọ rầy ở An Giang. Để bắt trực tiếp loài bọ này, chúng ta sẽ nhặt phân bò hoặc phân trâu khô rồi đốt cho khói tỏa lên trời. Chỉ một lúc sau, bọ rầy ngửi được mùi thơm và bay đến xung quanh đám khói, bạn chỉ cần cầm chổi huơ đập chúng rớt xuống đất là bắt được bọ rầy rồi.

Đặt bẫy bắt bọ rầy

Theo kinh nghiệm của người dân, khoảng tháng 3 – 4 hằng năm là thời gian phù hợp nhất để đặt bẫy bắt bọ rầy.Bọ rầy trưởng thành rất chuộng ánh sáng nên việc đặt  bẫy đèn mang lại hiệu quả cao. Cách làm bẫy đèn khá đơn giản: chỉ cần 1 miếng tôn dài 2 m, 1 bóng đèn chữ U ( đèn tích điện hoặc dùng điện lưới), ở phía dưới đào một hố có chứa nước pha nhớt để khi bọ rầy đáp vào miếng tôn khi thấy đèn sáng sẽ rơi xuống dưới nước.

Vì nước pha thêm nhớt nên chúng bị dính dưới đó và  không bay lên được.Ngoài ra, mọi người có thể dùng phân chuồng để làm bẫy dẫn dụ bọ rầy đến đẻ trứng sau đó thu bẫy đốt hoặc đem ngâm nước để tiêu diệt. Trồng cây hoa dã quỳ xen lẫn quanh vườn cũng là một cách tốt để xua đuổi bọ rầy.

Diệt môi trường sống của bọ rầy

Thường xuyên dọn dẹp vườn cây nhà bạn sạch sẽ: dọn dẹp và loại bỏ các xác thực vật chết… để làm giảm đi sự thu hút con bọ cái tới và đẻ trứng. Ngoài ra, trước khi gieo trồng, bạn có thể trộn vôi vào đất trồng với liều lượng phù hợp vì vôi là chất khử trùng có tác dụng diệt các mầm bệnh, ấu trùng trong đất.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng nhiều vôi vì sẽ tăng độ PH cho đất, có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc cây trồng. Bài viết trên cung cấp một số khía cạnh về loài bọ rầy. Hi vọng sau bài viết, bạn đọc sẽ thu thập được nhiều thông tin bổ ích về đặc điểm, các loại bọ rầy và cách diệt bọ rầy nhanh chóng, hiệu quả.