Bọ Chét Là Gì? Cách Phòng Ngừa Và Diệt Trừ

Bọ chét làm một trong những loài côn trùng nhỏ kỳ dị thường sống ký sinh trên động vật và da người. Vì sao chúng là loài vật nhà nhà đều muốn xua đuổi hãy cùng tìm hiểu về bọ chét trong bài viết này.

Tìm hiểu về con bọ chét

Bọ chét là gì?

Bọ chét hay còn có tên gọi khác là bù chét, là loài côn trùng nhỏ không có cánh, có tên khoa học là Siphonaptera (một số tài liệu khoa học dùng tên Aphaniptera), sống kí sinh và hút máu trên da của vật chủ như người, động vật có vú hoặc chim. Bạn sẽ thường gặp loài côn trùng này trong những nhà thường nuôi chó mèo hoặc những nơi trước đây có nuôi các loài động vật này.

Giai đoạn chuyển mùa từ xuân sang hè là giai đoạn có điều kiện thời tiết thuận lợi nhất để loài côn trùng này phát triển. Nhiệt độ từ 20-35 độ C là thích hợp nhất để bọ chét phát triển và tồn tại. Môi trường trong nhà kín đáo thì loài bọ chét có thể sống và sinh sản quanh năm, môi trường ngoài trời loài động vật kí sinh này chỉ có thể sống vào những lúc thời tiết ấm áp.

Bọ chét có kích thước nhỏ, gây nguy hiểm cho chúng ta
Bọ chét có kích thước nhỏ, gây nguy hiểm cho chúng ta

Thân hình bọ chét chỉ dài từ 1,5-1,6 mm nhưng chúng khỏe phi thường. Bọ chét có thể nhảy cao 18cm; xa 33cm – khoảng gấp 200 lần chiều dài thân của chúng, nếu tính theo tỷ lệ độ dài và cao của cơ thể côn trùng thì  chúng là loài vật nhảy cao và xa nhất.

Bọ chét được sinh ra và phát triển theo 4 giai đoạn: trứng – ấu trùng – nhộng và trưởng thành. Bọ chét cái giao phối 1 lần và đẻ 50 trứng mỗi ngày trong quãng đời còn lại, chúng có thể đẻ khoảng 800 trứng. Trứng bọ chét nở từ 1 đến 10 ngày tùy vào môi trường sống, chúng có bề ngoài giống sâu dài chỉ khoảng 2mm, cơ thể phủ đầy lông và không có chân.

Ấu trùng bọ chét có 3 lần lột xác và thành nhộng, nhộng sau 1 tuần đến 6 tháng sẽ lột xác thành con trưởng thành. Lúc này chúng trở thành loài côn trùng tuy không có cánh, nhưng chân phát triển rất mạnh mẽ để nhảy và hút máu kiếm ăn.

Có thể bạn quan tâm: Review nồi chiên không dầu Philips

Xác định bọ chét trên người và vật nuôi

Hiện tại ở Việt Nam, loài bọ chét kí sinh trên người rất hiếm, không còn phổ biến nữa. Trường hợp ngoại lệ không thường xuyên xảy ra là chúng sống và phát triển trong các chuồng gia súc, gia cầm, ẩn náu vào các khe nhỏ như chăn, màn, giường, tủ quần áo… Loài này khi gặp điều kiện thích hợp sẽ nhảy lên bất kì vị trí nào của cơ thể người. Chúng ta sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu khi chúng bò lên da.

Bọ chét mèo – là loài phân bố rộng rãi nhất trên thế giới cũng như Việt Nam. Loài này có thể ký sinh cả trên chó và cắn người khi có người đến gần nhưng chúng không sống trên cơ thể người. Trên thế giới, loài bọ chét mèo đã được tìm thấy mang Borrelia burgdorferi – một tác nhân gây bệnh Lyme, tuy nhiên khả năng lan truyền bệnh này của bọ chét mèo hiện nay vẫn chưa rõ ràng

Bọ chét chó là loài côn trùng thường nghe nhất ở Việt Nam, chúng có điều kiện sống ký sinh và phát triển tốt nhất ở các khu vực có thời tiết ôn đới. Các gia đình nuôi nhiều chó nên cảnh giác với điều này, vì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cơ thể vật nuôi.

Mối nguy của bọ chét trên vật chủ

Bọ chét có tập tính ẩn náu trong các đám lông tơ, lông vũ ở các loài động vật và ở các khu vực sống có nhiều lông, vải như giường ngủ, chăn nệm, tủ quần áo của người.

Bọ chét có thể truyền bệnh từ người sang người, vật sang vật (trong lịch sử loài này đã gây lây lan bệnh dịch hạch nguy hiểm chết người ở châu Âu vào năm 1374)… nhưng khả năng truyền bệnh rất hiếm ở thời nay. Điều gây rắc rối và đáng lo ngại nhất ở loài côn trùng này là vết cắn của nó gây ra trên da người và vật nuôi.

Bọ chét sống ký sinh trên da, thường cắn 2 3 lần ở cùng một khu vực để lấy thức ăn. Vết cắn của bọ chét không gây đau nhưng sẽ cảm thấy ngứa ngay lập tức rất khó chịu và phiền hà cho vật chủ.

Sau khi bị bọ chét cắn vài lần, trên da sẽ hình thành các vết mẩn đỏ gây ngứa hoặc bị chàm bội nhiễm. Việc này gây khó chịu và làm mất thẩm mỹ da ở kể cả người và động vật.

Nên khi phát hiện bị bọ chét tấn công bạn phải nhanh chóng tìm cách xử lý vết cắn công trùng hoặc tìm gặp được – bác sĩ da liễu và quan trọng nhất là tìm cách diệt bọ chét khỏi môi trường sống.

Phòng tránh bọ chét kí sinh

Biết được những nơi bọ chét có thể trú ngụ và phát triển, bạn nên tìm cách xua đuổi và bảo vệ môi trường sống quanh mình không có bọ chét.

Với các loài vật nuôi như chó mèo, bạn nên thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho chúng, điều này khiến rửa trôi lũ bọ chét cũng như lông vật sạch sẽ thơm tho, bọ chét sẽ không có cơ hội ký sinh trên đó. Nhiều gia chủ kỹ càng hơn sẽ dung các loại hóa chất phòng tránh bọ chét để tắm gội cho vật nuôi, nhưng bạn nên chú ý cẩn thận khi sử dụng tránh làm ngộ độc chó, mèo nhé.

Thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ khu vực sống, ở những nơi chúng dễ sinh sống như tủ, giường, chăn nệm… Máy hút bụi cũng có thể dễ dàng giúp bạn loại bỏ chúng khỏi những nơi bạn khó quét dọn nếu có bọ chét ẩn náu.

Xem thêm: 7 bệnh thường gặp trên cây dưa leo

Bọ chét sợ gì nhất

Cũng như các loài côn trùng khác, bọ chét cũng sợ nhiều thứ và sẽ không dám bén mảng đến sinh sống phát triển nếu bạn biết cách tận dụng những thứ chúng sợ

Bọ chét sợ các loại hóa học có mùi, điển hình là các loại dung dịch có mùi hăng sẽ khiến bọ chét sợ hãi như: xăng dầu, giấm ăn, nhựa thông, mùi rượu, mùi của các loại sơn,…

Kẻ thù số 1 của loài công trùng này còn là nước. Vì vậy nếu vật nuôi được tắm rửa thường xuyên có thể ngăn chặn được bọ chét kí sinh.

Bình xịt côn trùng như muỗi, gián thường được tìm thấy ở mọi nhà cũng là kẻ thù của loài bọ chét, thuốc xịt dễ dàng phá hủy chúng cũng như đuổi chúng ra khỏi khu vực bạn đang sinh sống.

Băng phiến hay còn gọi là long não, vừa là kẻ thù của kiến gián mối vừa là kẻ thù của bọ chét vì có mùi nồng hăng gây khó chịu cho các loài côn trùng.

Ngoài ra, bọ chét cũng sợ hãi với các loài cây quen thuộc như cây bạc hà, oải hương và cây sả. Đây là các loại cây tự nhiên được nhiều người yêu thích và lại là kẻ thù của loài bọ chét.

  Bạc hà được sử dụng để xua đuổi các loài côn trùng rất hiệu quả kể cả bọ chét. Bạn còn có thể tận dụng lá cây này vò nát và đặt trong túi xách, ngóc ngách giường tủ… để tạo mùi hương và xua đuổi côn trùng

  Hương thơm của oải hương cực kỳ quyến rũ với con người và sẽ khiến bọ chét sợ hãi, cũng như xua đuổi muỗi hiệu quả. Chưa kể đến loại cây này còn là liều thuốc tinh thần hiệu quả cho mọi người thả mình thư giãn.

  Cây sẻ là bài thuốc dân gian được áp dụng phòng tránh rất nhiều loại côn trùng, và đây cũng là loại cây để đuổi bọ chét rất tốt. Nếu có thể, hãy trồng 1 bụi sả trước hoặc sau nhà, gần nơi ngủ của thú cưng để xua đuổi bọ chét nhé.

Cách diệt bọ chét

Cách diệt bọ chét tự nhiên

Như đã kể trên, bạn có thể sử dụng các liệu pháp tự nhiên từ các loại cây có sẵn như oải hương, cây sả, bạc hà,… để xua đuổi bọ chét. Với những kẻ thù tự nhiên này thì bọ chét sẽ không có môi trường sống thuận lợi để tiếp tục sinh sống và kí sinh nữa.

Các loại dung dịch có mùi hăng có sẵn trong nhà như rượu, giấm, xăng dầu,… cũng có thể được tận dụng để tiêu diệt bọ chét. Chỉ cần bạn tìm được nơi chúng đang kí sinh và phát triển và dung 1 trong các dung dịch này để tiêu diệt chúng.

Thuốc diệt bọ chét

Phương pháp nhanh nhất để tiêu diệt loài côn trùng này là dùng các loại thuốc hóa học. Bạn có thể tham khảo một số loại hóa chất giúp diệt bọ chét được sử dụng khá hiệu quả như: Hanvet Hantox,  Bio Finil, thuốc xịt bọ chét Tropiclean, thuốc phun bọ trên chó Fronil Spot, thuốc trị bọ chó mèo Fay Power,… Các loại thuốc này có thể dễ dàng tìm kiếm tại các cửa hàng bán thuốc, nơi bán thuốc và chăm sóc thú cưng, tùy vào loại và thương hiệu thuốc sẽ có mức giá khác nhau dao động từ 60 đến 250 nghìn đồng.

Tuy nhiên, bạn phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các loại hóa chất này, vì có thể gây ra tác dụng xấu với cơ thể người và vật nuôi cũng như ảnh hưởng đến không khí môi trường sống và xung quanh. Khi phải diệt bọ chét bằng hóa chất, nên đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như vệ sinh sạch sẽ các nơi có sử dụng hóa chất sau khi tiêu diệt được chúng để bảo vệ an toàn cho bạn và gia đình nhé.

Khi dùng các loại thuốc hóa chất này, bạn nên sử dụng vật bảo hộ găng tay, kính, giày, khẩu trang,… để tránh cơ thể tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Cách đuổi bọ chét

Để loài côn trùng khó ở này không gây hại đến bạn và vật nuôi, bạn nên tìm cách xua đuổi chúng đi. Một vài mẹo xua đuổi bọ chét như sau:

Sử dụng long não (băng phiến) ở những nơi như hóc tủ, hóc giường,… tạo ra mùi hăng khó chịu xua đuổi bọ chét lẫn các loại côn trùng khác. Bạn cũng có thể sử dụng long não nghiền nát và pha vào dung dịch tắm gội cho thú cưng, sử dụng tắm gội sạch sẽ cho vật nuôi sẽ giúp những con bọ chét cứng đầu tìm cách đi nơi khác vì không chịu được mùi hăng của long não.

Với chó, mèo, bạn có thể dùng lược khít chải lông, chảy nhẹ nhàng những con vật kí sinh ra khỏi lông thú cưng. Đừng nên dùng tay bắt và giết chúng trên lông vật nuôi vì sẽ khá mất thẩm mỹ và vệ sinh.

Dùng dầu hôi lau lên lưng chó mùi sẽ khiến chúng tự động chạy trốn vì không chịu được mùi.

Thỉnh thoảng hãy sử dụng thuốc xịt côn trùng, những sản phẩm hương liệu có mùi là kẻ thù của bọ chét xịt các không gian nhà ở, khu vực nuôi chó mèo để xua đuổi bọ chét nếu có cũng như các loài côn trùng gây hại khác, một công đôi việc đúng không nào.

Với những gia đình chăm sóc thú nuôi có giường nệm, chỗ ngủ riêng, nên thường xuyên giặt sạch quần áo, chăn nệm của thú cưng trong điều kiện phơi ở môi trường trên 50 độ C, cũng như vệ sinh sạch nơi thú cưng thường lui tới để xua đuổi bọ chét hiệu quả.